Hồng sâm được biết đến là một dược liệu bồi bổ rất tốt cho sức khỏe của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng uống được, vậy những ai không nên uống hồng sâm? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều người, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những người không nên dùng hồng sâm.

1. Hồng sâm là gì?

Hồng sâm (tên tiếng anh là Red Ginseng) là một loại nhân sâm làm khô từ nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi thọ. Những củ sâm này sẽ được làm khô lại đến khi chỉ còn dưới 14% nước trong sâm, sau đó sẽ được sấy khô trong môi trường tự nhiên. Hồng sâm sẽ được thu hoạch khi có phần ruột và da có màu đỏ hoặc màu nâu vàng đậm.

2. Những ai nên sử dụng hồng sâm?

2.1. Người mắc bệnh trầm cảm nên dùng hồng sâm

Với tác dụng tuyệt vời giúp người dùng ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, giảm cảm giác lo sợ và bi quan, hồng sâm rất thích hợp để người bệnh trầm cảm sử dụng. Ngoài ra, hồng sâm còn có thể giảm tình trạng biếng ăn và hay quên.

2.2. Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng hồng sâm đúng liều lượng. Hồng sâm giúp định thần, giảm cholesterol, ổn định tim mạch, hỗ trợ bổ nguyên ích khí, ích trí, ích huyết. Vì thế, những ai mắc bệnh tiểu đường có thể dùng hồng sâm. Người bệnh có thể sắc từ 6 – 8g hồng sâm để uống trong 2 – 3 tuần. Một cách khác là uống 20 – 30ml rượu hồng sâm từ 1 – 2 lần mỗi ngày, lưu ý uống trước các bữa ăn. Duy trì thói quen trong 2 – 3 tuần

2.3. Người có huyết áp thấp

Những ai bị huyết áp thấp nên dùng trà hồng sâm bằng cách thái lát từ 5 – 7g để hãm và uống. Người bệnh chỉ nên dùng trà hồng sâm 1 lần trong ngày và tiếp tục uống từ 2 – 3 tuần.

2.4. Người mắc bệnh ung thư

Tác dụng của hồng sâm đối với người bệnh ung thư bao gồm:

  • Giảm quá trình phát sinh gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
  • Cải thiện giấc ngủ và bữa ăn ngon hơn.
  • Tăng cường đề kháng tổng thể.

3. Những ai không nên uống hồng sâm?

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc “những ai không nên uống hồng sâm?”, dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác cho bạn.

3.1. Người bị thương phong, cảm mạo và phát sốt

Nhiều người bị cảm mạo, thương phong sẽ có những triệu chứng cảm, lưu giữ ngoại tà trong cơ thể. Hồng sâm sẽ làm cho ngoại tà không thể thoát ra được, ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh và kéo dài thời gian bị bệnh lâu hơn. Vì thế, trong những đối tượng không được dùng nhân sâm có những người bị thương phong, cảm mạo và phát sốt.

3.2. Người bị xung huyết và viêm loét dạ dày cấp tính

 

Tình trạng viêm loét dạ dày cấp tính cần lý khí hòa vị, chỉ huyết và lương huyết để điều trị. Nhưng hồng sâm lại có tác dụng tăng khí tịnh và huyết. Điều này sẽ khó giảm xuất huyết và hết đau do viêm loét.

3.3. Đối tượng không được dùng nhân sâm là phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng không được dùng nhân sâm vì các chất có trong hồng sâm có thể tuần hoàn huyết dịch sang em bé dẫn đến tình trạng khó sinh và ảnh hưởng đến thai nhi.

3.4. Những người không nên dùng hồng sâm là trẻ dưới 14 tuổi

 

Những người không nên dùng hồng sâm là trẻ dưới 14 tuổi vì cơ thể của trẻ nhỏ dưới 14 tuổi là cơ thể thuần dương có nghĩa là thiếu âm thừa dương thì. Trẻ dưới 14 tuổi dùng hồng sâm sẽ càng làm bổ dương khí, kích thích tuyến sinh dục và có thể gây dậy thì sớm. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi cũng nằm trong danh sách những ai không nên uống hồng sâm.

3.5. Bệnh nhân lao phổi và giãn phế quản

Những ai không nên uống hồng sâm?Bệnh nhân lao phổi và giãn phế quản thường ho có đờm và máu kèm sốt nhẹ. Đông y thường gọi tình trạng này là phế âm suy nhược, âm hư hỏa vượng. Điều cần thiết trong điều trị là tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Ngược lại, hồng sâm có khả năng động hỏa và thương âm nên nếu người bệnh dùng hồng sâm sẽ khiến máu ra nhiều hơn.

3.6. Bệnh nhân gan mật cấp tính

Nếu gan bị thấp nhiệt, không lưu thông được thì sẽ dẫn đến một số bệnh lý như: viêm túi mật, viêm gan, đau hạ sườn, đau bụng, viêm gan, sỏi mật, vàng da,… Bệnh nhân mắc các bệnh trên nếu uống hồng sâm sẽ bị trợ thấp sinh nhiệt khiến bệnh tình trở nặng hơn. Vậy nên bệnh nhân gan mật cấp tính nằm trong danh sách những ai không nên uống hồng sâm.

3.7.  Đàn ông xuất tinh sớm

Đối tượng không được dùng nhân sâm là những người đàn ông dị tinh, mắc chứng xuất tinh sớm, vì những người này rất nhạy cảm và dễ bị kích thích. Nếu dùng hồng sâm, tác dụng kích dục tố của hồng sâm sẽ vô tình khiến tình trạng này nặng nề hơn.

3.8. Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch

Khi nói đến ai không nên dùng cao hồng sâm, bạn nhất định hãy nhớ đến những bệnh nhân bị Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

3.9. Người bị viêm ruột cấp tính, viêm dạ dày

Viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng là những tình trạng nằm trong danh sách những ai không nên uống hồng sâm. Những tình trạng bệnh lý này được xếp vào thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường. Bệnh sẽ ngày càng nặng nếu người bệnh dùng hồng sâm.

3.10. Người bị cao huyết áp

Những ai không nên uống hồng sâm? Trong đông ý, huyết áp cao được xem là can hỏa bốc làm mắt đỏ, buồn nôn, nôn, đau đầu. Để trị huyết áp cao, cần phải thanh tiết can hỏa, bình can, tiềm dương. Hồng sâm có thể làm nặng thêm tình trạng này và rất khó để định lượng dùng hồng sâm đối với bệnh tăng huyết áp. Vì vậy trong danh sách những người không nên dùng hồng sâm, đặc biệt lưu ý đến người bị cao huyết áp.

 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những ai không nên uống hồng sâm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sâm Hoàng Gia chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Bài viết liên quan